MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://dolinmotor.com


Kiểm tra động cơ điện 3 pha

Khi động cơ không hoạt động tốt, rất khó để nhìn thấy lý do tại sao chỉ bằng cách nhìn vào nó. Một động cơ được đặt trong kho có thể hoặc không thể làm việc, bất kể hình dáng vật lý của nó.
Kiểm tra động cơ điện 3 pha
Việc kiểm tra nhanh có thể được thực hiện bằng một đồng hồ đo đơn giản, nhưng có rất nhiều thông tin để thu thập và cân nhắc trước khi thực sự sử dụng nó. Không bao giờ trong quá trình kiểm tra động cơ là yêu cầu năng lượng.

Cách kiểm tra thông số kĩ thuật động cơ điện 3 pha

1 – Kiểm tra động cơ điện 3 pha – bộ phận cách điện

+ Dùng Mega ôm để thang 500v đối với động cơ đã qua sử dụng, thang đo 1000v nếu là động cơ mới.

+ Kiểm tra đo các pha với vỏ động cơ

+ Kiểm tra các pha với nhau ( phải tháo điểm nối chung để 6 dây nằm riêng ra)

+ Tiêu chuẩn đạt từ 0.5 Mega ôm trở lên đối với động cơ hạ thế là có thể chạy được

– Nhưng động cơ có cách điện tốt, không có bụi bám trong cuộn dây đo thực tế thường từ 20 Mega ôm đến vô cực

+ Nếu chỉ số đo được dưới 0.3 Mega ôm là động cơ bị ẩm hoặc bị quá nhiều bụi bẩn dẫn điện không đạt yêu cầu kĩ thuật phải làm sạch, sấy khô…

+ Đồng hồ vọt lên chỉ số bằng 0 thì động cơ đã bị hỏng ( chạm mát, chạm pha) phải tháo ra sửa hoặc quấn lại.

2 – Kiểm tra động cơ điện 3 pha khi chạy thử không tải và có tải bằng Ampe kìm

+Cho chạy không tải trước,

+ Dòng không tải 3 pha phải bằng nhau, dòng điện không được vượt quá mực độ quy định ở bảng 2.1

Chú Thích:

+ Trong bảng là giá trị trung bình dòng điện đo được không tải không cao hơn mức độ này là động cơ tốt, nếu cao hơn quy định thì có thể là do quấn sai, thiếu vòng dây, đấu dây sao, khe hở không khí không đều hoặc bi bạc bị mòn, gia công cơ khí lắp ráp kém.

+ Đối với động cơ đặc biệt sử dụng cho cần cẩu, máy nâng hạ, thì trị số dòng điện không tải phải lấy cao hơn 1.3 đến 1.4 lần.

+ Sau đó cho chạy có tải, đo dòng điện tải ở bất kì pha nào cũng không được vượt quá trị số định mức ghi trên nhãn động cơ

+ Nếu có thể kiểm tra cả tốc độ không tải và tốc độ định mức khi tải nặng

Chú thích:

+ Thông thường khi chạy hết tải, tốc độ quay của roto giảm xuống tới tôc độ định mức ( 1,5 – 2% ở động cơ công suất lớn, 5-6% với động cơ công suất nhỏ)
 


Kinh Nghiệm:

+ Khi kiểm tra động cơ có tải ( động cơ 3~380v) 1kw thì tương đương với 2A trở lại là động cơ chạy được bình thường.

Ví dụ: Động cơ KĐB 3~380v có P=7.5kw, 1450 Rpm

– Dòng tải định mức sẽ là Iđm = 7,5*2 = 15A

– Chạy không tải sẽ là: 15*0.45 = 6.75A ( +/- 6.5A) tra theo bảng 2.1

– Chạy có tải đo được dưới hoặc bằng 15A, nếu có điều kiện dùng tốc độ kế kiểm tra tốc độ sẽ chỉ 1450 v/ph trở lên là động cơ đủ điều kiện làm việc lâu dài, không nóng quá mức cho phép.

Cách kiểm tra động cơ điện 3 pha có motor bị cháy – cách đo motor 3 pha bị cháy

Tiến hành cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy, cách đo motor 3 pha bị cháy nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm chính của dây bị cháy, không còn dẫn điện được. Trong khi đó, nếu 2 tiếp điểm còn lại bị dính mà không nhả ra được, thì động cơ bị cháy là do tình trạng khởi động từ khi dùng quá lâu ngày sẽ bị hư.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm đều còn tốt thì các bạn cần xem lại bộ cắt điện tự động của động cơ có điều chỉnh cho tải bị quá dòng hay không. Nếu có thì thường là phần cơ khí sẽ bị quá tải hoặc ma sát nhiều khiến cho động cơ khó khởi động. Cho nên khi đó nó đã điều chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường, điều này sẽ làm cháy động cơ.

Khi tháo 1 chiếc motor điện 3 pha ra để quấn lại, chúng ta cũng có thể xác định được một cách tương đối là cháy do động cơ bị mất pha hay quá tải: nếu cháy do mất pha thì sẽ có ít nhất là vài cuộn thuộc pha này có sợi dây đồng không bị cháy nám đen giống như các cuộn dây của các pha còn lại.

Quan sát phần stator, nếu thấy có các vết xước bóng do roto quay chạm vào, lý do là bạc đạn của nó bị mòn, hư. Nếu trong động cơ, có chỗ bị nổ dây và nám đen xung quanh là do động cơ bị hơi nước lọt vào gây ra sự phóng điện 1 chỗ, dẫn tới gây cháy động cơ.

Cách kiểm tra motor 1 pha bị cháy cũng tương tự như motor 3 pha, chúng ta cần kiểm tra các đầu nối điện vào động cơ, nếu thấy 1 con bulong bị lỏng – đây chính là nguyên nhân làm mất cường độ 1 pha, tình trạng này có thể làm cháy động cơ.