So sánh điểm khác nhau giữa biến tần và bộ điều khiển động cơ servo
Lựa chọn sử dụng hệ thống servo hay sử dụng động cơ 3 pha điều khiển bằng biến tần? Đây đang là vấn đề được khách hàng quan tâm rất nhiều.
Biến tần là gì? và lợi ích khi sử dụng biến tần?
Biến tần được biết đến là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ, qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp. Biền tần thường được sử dụng để điều khiển động cơ AC 3 pha không đồng bộ. Đặc biệt hiện nay có dòng sản phẩm biến tần có thể điều khiển cho cả động cơ không đồng bộ, động cơ đồng bộ, động cơ spindle, kể cả động cơ servo
Lợi ích và ứng dụng cơ bản của biến tần
- Điều khiển tốc độ của động cơ giúp đáp ứng các yêu cầu sản xuất công nghiệp cơ bản
- Giúp động cơ khởi động êm, giảm hao mòn cơ khí
- Tiết kiệm năng lượng hiệu quả, bảo vệ các thiết bị trong hệ thống
- Tích hợp nhiều chức năng điều khiển khác nhau giúp cải tiến công nghệ và tăng năng suất sản xuất.
- Đầy đủ các chức năng bảo vệ động cơ như quá dòng, quá áp, mất pha, đảo pha.
- Tăng tuổi thọ cho động cơ
Hệ thống servo và bộ điều khiển servo (servo drive) là gì? Ứng dụng của hệ thống servo
Servo là một hệ thống truyền động điều khiển hồi tiếp vòng kín, nhận tín hiệu xung và thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác theo lệnh từ PLC. Một hệ thống servo bao gồm: bộ điều khiển servo, động cơ servo và 1 encoder được gắn trên trục động cơ để phản hồi tín hiệu từ động cơ về bộ điều khiển. Bộ điều khiển servo có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC và truyền lệnh đến động cơ servo để điều khiển động cơ servo hoạt động theo lệnh, đồng thời nhận tín hiệu phản hồi liên tục về vị trí và tốc độ hiện tại của động cơ servo từ encoder.
Tín hiệu phản hồi về bộ điều khiển servo sẽ so sánh với tín hiệu lệnh và đưa ra điều khiển phù hợp, đảm bảo động cơ servo hoạt động theo đúng yêu cầu. Hệ thống servo được sử dụng để khởi động và dừng ở các vị trí chính xác đến từng micromet, điều chỉnh mô-men phù hợp với các ứng dụng khác nhau và thay đổi tốc độ cực kỳ nhanh đến ms.
Ứng dụng của hê thống servo
Hệ thống servo thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cực kỳ cao về vị trí, tốc độ và mô-men, khả năng điều khiển phức tạp, tốc độ cao và tần suất làm việc thay đổi nhanh và liên tục như máy công cụ, máy đóng gói, các loại máy in, máy cắt, ứng dụng cho thu xả cuộn, ứng dụng cần chạy dừng đúng vị trí, dây chuyền lắp ráp, máy CNC, cánh tay robot, …
Khi nào bạn sử biến tần hoặc bộ điều khiển servo?
Biến tần và bộ điều khiển servo đều là thiết bị dùng để điều khiển động cơ, tuy nhiên bộ điều khiển servo có khả năng điều khiển linh hoạt và chính xác cả tốc độ, vị trí và mô-men. Về chất lượng điều khiển và khả năng điều khiển chính xác, linh hoạt, bộ điều khiển servo cũng đáp ứng tốt hơn hẳn. Biến tần thường được sử dụng trong những trường hợp yêu cầu độ chính xác thấp, tốc độ hoạt động ổn định, ít thay đổi. Giá thành sản phẩm biến tần có giá rẻ hơn so với bộ điều khiển servo, biến tần có thể điều khiển cho nhiều loại động cơ khác nhau chứ không bị giới hạn cho 1 bộ điều khiển chỉ sử dụng cho 1 động cơ như servo.
Biến tần được biết đến là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ, qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp. Biền tần thường được sử dụng để điều khiển động cơ AC 3 pha không đồng bộ. Đặc biệt hiện nay có dòng sản phẩm biến tần có thể điều khiển cho cả động cơ không đồng bộ, động cơ đồng bộ, động cơ spindle, kể cả động cơ servo
Lợi ích và ứng dụng cơ bản của biến tần
- Điều khiển tốc độ của động cơ giúp đáp ứng các yêu cầu sản xuất công nghiệp cơ bản
- Giúp động cơ khởi động êm, giảm hao mòn cơ khí
- Tiết kiệm năng lượng hiệu quả, bảo vệ các thiết bị trong hệ thống
- Tích hợp nhiều chức năng điều khiển khác nhau giúp cải tiến công nghệ và tăng năng suất sản xuất.
- Đầy đủ các chức năng bảo vệ động cơ như quá dòng, quá áp, mất pha, đảo pha.
- Tăng tuổi thọ cho động cơ
Hệ thống servo và bộ điều khiển servo (servo drive) là gì? Ứng dụng của hệ thống servo
Servo là một hệ thống truyền động điều khiển hồi tiếp vòng kín, nhận tín hiệu xung và thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác theo lệnh từ PLC. Một hệ thống servo bao gồm: bộ điều khiển servo, động cơ servo và 1 encoder được gắn trên trục động cơ để phản hồi tín hiệu từ động cơ về bộ điều khiển. Bộ điều khiển servo có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC và truyền lệnh đến động cơ servo để điều khiển động cơ servo hoạt động theo lệnh, đồng thời nhận tín hiệu phản hồi liên tục về vị trí và tốc độ hiện tại của động cơ servo từ encoder.
Tín hiệu phản hồi về bộ điều khiển servo sẽ so sánh với tín hiệu lệnh và đưa ra điều khiển phù hợp, đảm bảo động cơ servo hoạt động theo đúng yêu cầu. Hệ thống servo được sử dụng để khởi động và dừng ở các vị trí chính xác đến từng micromet, điều chỉnh mô-men phù hợp với các ứng dụng khác nhau và thay đổi tốc độ cực kỳ nhanh đến ms.
Ứng dụng của hê thống servo
Hệ thống servo thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cực kỳ cao về vị trí, tốc độ và mô-men, khả năng điều khiển phức tạp, tốc độ cao và tần suất làm việc thay đổi nhanh và liên tục như máy công cụ, máy đóng gói, các loại máy in, máy cắt, ứng dụng cho thu xả cuộn, ứng dụng cần chạy dừng đúng vị trí, dây chuyền lắp ráp, máy CNC, cánh tay robot, …
Khi nào bạn sử biến tần hoặc bộ điều khiển servo?
Biến tần và bộ điều khiển servo đều là thiết bị dùng để điều khiển động cơ, tuy nhiên bộ điều khiển servo có khả năng điều khiển linh hoạt và chính xác cả tốc độ, vị trí và mô-men. Về chất lượng điều khiển và khả năng điều khiển chính xác, linh hoạt, bộ điều khiển servo cũng đáp ứng tốt hơn hẳn. Biến tần thường được sử dụng trong những trường hợp yêu cầu độ chính xác thấp, tốc độ hoạt động ổn định, ít thay đổi. Giá thành sản phẩm biến tần có giá rẻ hơn so với bộ điều khiển servo, biến tần có thể điều khiển cho nhiều loại động cơ khác nhau chứ không bị giới hạn cho 1 bộ điều khiển chỉ sử dụng cho 1 động cơ như servo.
Biến tần | Bộ điều khiển servo | |
---|---|---|
Ứng dụng điều khiển | Sử dụng cho các ứng dụng không yêu cầu tốc độ và độ chính xác cao, ổn định | Sử dụng cho các ứng dụng điều khiển ở tốc độ và độ chính xác cao, thay đổi trạng thái nhanh và liên tục |
Chế độ điều khiển | Cơ bản là điều khiển tốc độ động cơ | Điều khiển vị trí, tốc độ và mô-men |
Khả năng điều khiển nhiều động cơ | Một biến tần có thể điều khiển nhiều động cơ | Một bộ điều khiển servo cơ bản chỉ điều khiển một động cơ servo duy nhất |
Độ đáp ứng | Chậm 100 rad/giây hoặc thấp hơn |
Nhanh Khoảng 200 đến 15000 rad/giây |
Điều khiển bị trí và dừng chính xác cao | Đến khoảng 100 µm | Lên đến khoảng 1µm |
Chế độ khóa | Không | Có |
Tần số khởi động/dừng | Khoảng 20 vòng/phút hoặc thấp hơn | Khoảng 20 đến 600 vòng/phút |
Mô-men xoắn cực đại | Khoảng 150% | Khoảng 300% |
Công suất | Khoảng 100W đến 300kW | Khoảng từ 10W đến 60kW |
Kích thước | Lớn, nặng | Nhỏ gọn và nhẹ hơn (với cùng công suất) |
Chi phí đầu tư | Tương đối thấp | Cao |
Bạn lựa chọn biến tần hay bộ điều khiển servo phụ thuộc vào ứng dụng và yêu cầu của thống, mức chi phí đầu tư. Việc lựa chọn sai sản phẩm sẽ làm cho hệ thống không đạt được mục đích công nghệ và hiệu quả hoạt động như mong muốn làm lãng phí chi phí, ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Nếu bộ điều khiển servo bị lỗi trong khi động cơ servo vẫn hoạt động tốt, bạn có thể sử dụng biến tần đặc biệt để thay thế cho bộ điều khiển servo để điều khiển động cơ giúp tiết kiệm chi phí. Khả năng thay thế còn tùy thuộc vào từng hệ thống cụ thể và chỉ nên áp dụng khi giá thành thay thế bộ drive quá cao, thời gian giao hàng lâu ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hoặc không thể mua lại từ nhà cung cấp.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Động cơ điện, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Cách chọn động cơ điện tốt và chất lượng nhất (29/03/2017)
- Cơ cấu bánh răng trụ hành tinh (10/04/2017)
- Tìm hiểu về các loại hộp giảm tốc (10/04/2017)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Hộp giảm tốc, đặc điểm và chức năng (29/03/2017)
- Hướng dẫn cách chọn mua motor giảm tốc (29/03/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Những điều cần chú ý khi sự dụng động cơ giảm tốc (30/08/2017)
- Tất cả những gì bạn cần biết về động cơ bánh răng (29/03/2017)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join