Phân loại động cơ điện 3 pha

Thứ tư - 04/04/2007 21:41

Phân loại động cơ điện 3 pha

Hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn các bạn không xa lạ gì với thuật ngữ điện 1 pha và điện 3 pha. Vậy 2 dòng điện này có điểm gì giống và khác nhau?

Cách đây gần 2 thế kỉ, ban đầu  người ta tạo ra dòng điện 1 chiều, sau đó do nhận thấy dòng 1 chiều không truyền tải đi xa một cách kinh tế được; người ta đã tạo ra dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều được tạo ra do biến thiên của từ trường trong cuộn dây.

Nếu 1 cuộn dây thì lãng phí dung tích hữu dụng của nguồn phát , tăng lên 2 cuộn dây thì lại có điểm chết, rất khó khởi động nguồn phát , vì vậy cuối cùng người ta đã chọn giải pháp tốt nhất đó là dùng 3 pha.

Điện 3 pha về cơ bản tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, chung 1 dây trung tính. Vì vậy hệ thống điện của chúng ta thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh (Trung tính – 0V).
 

phan biet dong co dien 3pha va 1pha

Đặc điểm của điện 1 pha và điện 3 pha

 
  • Điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Đối với dây dẫn, sẽ có 2 dây trong đó 1 dây nóng, 1 dây lạnh, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V (Việt Nam)
 
  • Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có coogn suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng. Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, điện áp chuẩn ra 380V( Việt Nam). Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác.
 

Có sử dụng điện 3 pha cho sinh hoạt gia đình được không?

 

Câu trả lời là hoàn toàn được. Về cơ bản, điện 3 pha sẽ dùng cho thiết bị điện 3 pha, điện 1 pha dùng cho thiết bị điện 1 pha. Tuy nhiên giá thành cung cấp đối với điện 3 pha sẽ cao hơn tương đối so với điện 1 pha, bởi nó được xếp vào điện sản xuất kinh doanh, không phải điện sinh hoạt. Trên thực tế, rất nhiều gia đình có hệ thống điện 3 pha sẵn, lắp đặt thêm 1 chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha sử dụng cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp 3 pha.

Đối với hệ thống điện của Việt Nam được đánh giá không cao, việc tận dụng được nguồn cấp 3 pha 4 dây để sử dụng cho gia đình là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo khách hàng nếu đã có sẵn đường điện 3 pha thì nên trang bị thêm 1 máy ổn áp 3 pha dùng kèm, có thể lấy đầu ra 220V/110V để sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình.
 
  1. Phân loại dựa theo kích thước kết cấu của động cơ điện

1/ Động cơ điện loại lớn: có chiều cao trung tâm lớn hơn 630mm; đường kính ngoài lõi thép stato lớn hơn 99mm.

2/ Động cơ điện loại vừa: có chiều cao trung tâm 355÷630mm; đường kính ngoài lõi thép stato 560÷990mm.

3/ Động cơ điện loại nhỏ: có chiều cao trung tâm 90÷315mm; đường kính ngoài lõi thép 25÷560mm.

  1. Phân loại dựa theo tốc độ quay của động cơ điện

1/ Động cơ điện có tốc độ quay không đổi, chủ yếu là loại động cơ điện rôto lồng sóc.

2/ Động cơ điện điều tốc, động cơ điện có cổ góp.

3/ Động cơ điện thay đổi được tốc độ có thể đổi chiều quay.

  1. Phân loại dựa theo đặc tính cơ khí

1/ Động cơ điện KĐB rôto lồng sóc thông dụng.

2/ Động cơ điện rôto lồng sóc có rãnh sâu.

3/ Động cơ điện KĐB hai lồng sóc.

4/ Động cơ điện KĐB hai lồng sóc đặc biệt.

5/ Động cơ điện KĐB rôto quấn dây.

  1. Phân loại dựa theo chế độ vận hành

1/ Chế độ công tác liên tục (S1)

2/ Chế độ công tác ngắn hạn (S2): 10min, 30min, 60min, 90min.

3/ Chế độ công tác theo chu kỳ.

  1. Phân loại theo hình thức phòng hộ động cơ điện

1/ Kiểu mở

2/ Kiểu phòng hộ

3/ Kiểu kín

4/ Kiểu chống nước

5/ Kiểu kín nước

6/ Kiểu ngâm nước

7/ Kiểu chống nổ

  1. Phân loại theo ứng dụng của động cơ điện

1/ Loại phổ thông

2/ Loại ẩm nhiệt

3/ Loại khô nhiệt

4/ Loại dùng trên tầu biển

5/ Loại dùng trong công nghiệp hóa học

6/ Loại dùng trên cao

7/ Loại dùng ngoài trời

Tổng số điểm của bài viết là: 9895 trong 4109 đánh giá