Cách kiểm tra cuộn dây động cơ điện 3 pha
Khi cuộn dây của động cơ điện 3 pha bị ngắn mạch, dưới tác động của dòng điện ngắn mạch rất lớn, nhanh chóng động cơ điện 3 pha sẽ bốc khói. Sự phát nóng cục bộ sẽ làm cho một trong số các cuộn dây sẽ bị cháy.
Trường hợp cuộn dây có nhiều vòng thì khi số vòng dây bị chập mạch ít thì động cơ có thể quay thêm một thời gian ngắn nữa. Ngay lúc này thì động cơ điện có tiếng ù rất lớn, dòng điện 3 pha không cân bằng, tốc độ quay giảm, có hiện tượng nóng cục bộ.
Ngừng, tháo động cơ điện ra:
- Kiểm tra bên ngoài: khi tháo động cơ điện ra thì thấy chổ cách điện bị cháy xém, ngửi thấy mùi khét, khi dùng tay sờ thấy được chổ chập mạch rất nóng.
- Dùng Mega-ohm đo điện trở cách điện giữa hai cuộn dây pha bất kỳ. Nếu điện trở cách điện gần như bằng 0 thì chứng tỏ hai pha đã chạm điện.
- Dùng VOM để thang đo X1, X10, X100 nếu đo các đầu đều lên 0 là hư. Còn nếu là động cơ 1 pha vì có 2 cuộn riêng biệt đo từng cuộn có giá trị nào khác 0 thì còn được, 3 pha thì đo 3 cuộn.
- Với động cơ 3 pha roto lồng sóc bác tách các đầu dây riêng ra, dùng VOM (điện tử càng tốt) đo R từng cuộn , kết quả 3 cuộn tương đương nhau là ok (động cơ lớn khi đo R nó cho kết quả bằng 0 vì vậy phải dùng đồng hồ Mili Ohm, Micro Ohm kế hoặc dùng phương pháp Volt/ampere mới đo được), sau đó dùng mêgaohm đo cách điện giữa 3 cuộn dây với nhau và 3 cuộn với vỏ, kết quả không nhỏ hơn 0,5 Mega Ohm là được.
Sửa chữa :
Sự cố chập mạch của cuộn dây phần lớn là do bị bung mối hàn ở đệm cách điện tam giác giữa các cuộn pha gây ra. Có thể dùng dòng điện hoặc máy sấy tóc làm cho lớp sơn tẩm cuộn dây bị mềm đi. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dùng tách vòng dây có sự cố ở đầu cuộn dây để sửa chữa, tẩm sấy chất cách điện mới và tăng thêm đệm lót vào chổ chập mạch.
Động cơ điện 3 pha bị hỏng cách điện
Phần lớn sự cố trong động cơ điện là xảy ra là do hỏng cách điện của cuộn dây stator và dây quấn.
HIỆN TƯỢNG :
Động cơ điện 3 pha đang làm việc thì có mùi khét, có khói bốc lên kèm theo động cơ điện nóng dữ dội. Đó là cách điện cuộn dây của động cơ điện bị hỏng gây ra chạm mạch bối dây với vỏ hoặc giữa các bối dây pha với nhau, chạm chập vòng dây trong một bối dây.
Nguyên nhân:
Cách điện bị ẩm ướt.
Cuộn dây bị bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bụi kim loại.
Va chạm cơ học làm xước cách điện bối dây.
Trong môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn cách điện như : Axit, kiềm.
Động cơ điện bị quá tải lâu dài làm cho cách điện bị dòn.
Lão hóa lớp cách điện.
Kiểm tra phát hiện và sửa chữa :
Trường hợp cuộn dây bị ẩm.
Kiểm tra bằng Mega ohm. Chú ý khi dùng Mega ohm :
Động cơ điện sử dụng điện áp định mức tới 500 V thì dùng ohm kế 500 V.
Động cơ điện sử dụng điện áp cao (tới 6.000 V) thì dùng ohm kế từ 1.000 V- 2.500 V.
Khi đo điện trở cách điện giữa pha với vỏ và pha với pha nhỏ hơn 0.4 Mega ohm và thấp hơn 0.5 Mega ohm đối với cuộn dây rotor của động cơ điện ruột quấn thì cách điện của động cơ điện bị ẩm cần sấy lại cuộn dây.
Dùng khí nén (áp suất nhỏ hơn 4 kg/cm2) thổi sạch bụi. Khi thổi có thể tháo rời rotor ra khỏi stator để tiện kiểm tra có các vết xước hỏng cách điện do va chạm cơ học. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ để quyết định quét lớp sơn cách điện hoặc tẩm lại cuộn dây.
Trường hợp đã xác định là không có chạm chập pha với vỏ hoặc pha với pha mà động cơ điện vẫn có hiện tượng kêu và quá nóng cục bộ. Khi đo dòng điện 3 pha thấy mất cân bằng ngay cả khi không tải. Đây là nguyên do chạm chập vòng dây.
Trường hợp bị bụi bẩn :
Có nhiều cách như :
Bằng đèn điện, bằng khí nóng, tẩm sơn bằng cách dội hoặc quét.v.v...
Hiện đại như : Tẩm sấy trong lò chân không có áp lực.
Thực tế trong sửa chữa người ta thường dùng : Dòng điện chạy trực tiếp trong cuộn dây của động cơ điện, sấy bằng dòng cảm ứng gián tiếp,v.v...
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Sử dụng biến tần trong điều khiển động cơ có lợi ích gì? (01/08/2019)
- Stator động cơ và rotor là gì? Vai trò của stator và rotor là gì? (01/07/2019)
- Cấu tạo và công dụng của motor - động cơ điện không đồng bộ 3 pha (01/08/2019)
- Cách đổi Kw qua HP và ngược lại trong động cơ điện (04/10/2019)
- Quá trình khởi động động cơ điện - motor điện (25/06/2019)
- Tiêu chuẩn bánh răng giúp tốc độ đầu ra có thể giảm xuống (01/04/2019)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Phương pháp lựa chọn động cơ giảm tốc (01/10/2019)
- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MOTOR GIẢM TỐC VÀ HỘP GIẢM TỐC (13/11/2019)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join